Bí Quyết Giặt Ruột Chăn Bông Tại Nhà Đơn Giản, Nhanh Khô
Không chỉ có phần vỏ chăn, ga, gối mới xuất hiện những vết bẩn và cần được giặt sạch; ruột chăn bông qua thời gian dài sử dụng cũng dễ bị ố vàng, bám bẩn và là nơi ẩn náu của nhiều vi khuẩn gây bệnh, côn trùng gây hại. Mọi người muốn giặt ruột chăn nhưng lại không biết có thể giặt được không? Khi giặt cần lưu ý những gì? Vậy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1.1. Giặt ruột chăn bông có được không? Bao lâu giặt một lần?
Nhiều người vẫn nghĩ ruột chăn bông không thể giặt vì chúng có kích thước và trọng lượng khá lớn. Thế nhưng trên thực tế thì có thể giặt được ruột chăn, nhưng đây là việc không hề đơn giản. Vệ sinh ruột chăn là công việc không mấy dễ dàng với bất kỳ ai, nhất là khi giặt ruột chăn thì càng khó hơn.
Ruột chăn bông có thể giặt được theo hai cách. Một là giặt bằng tay, hai là giặt bằng máy giặt. Cách giặt bằng tay thường mất rất nhiều thời gian của các chị em nội trợ; công sức bỏ ra những nhiều hơn và ruột chăn sẽ lâu khô hơn.
Vì vậy, mọi người vẫn thường lựa chọn cách giặt bằng máy để tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Mặt khác, giặt chăn bông bằng máy giúp phần bông bên trong nhanh khô hơn, vì chăn đã được vắt hết phần nước bên trong.
Nếu như việc giặt vỏ chăn, ga, gối cần phải thường xuyên hơn, khoảng 1 lần/tuần. Vì chúng tiếp xúc trực tiếp với người nằm, có thể gây ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ nếu như lâu ngày không giặt. Với ruột chăn bông, bạn nên hạn chế giặt hơn.
Bởi khi giặt ruột chăn bông quá nhiều lần sẽ khiến cho phần bông bị biến chất, thay đổi cấu trúc, giãn và xẹp bông, chăn kém bền bỉ hơn. Chỉ nên giặt chăn khi nhận thấy xuất hiện nhiều vết ố vàng, vết bẩn cứng đầu hoặc có dấu hiệu xâm nhập của các loại rệp giường.
Ở nước ta, chăn bông chỉ được dùng trong mùa Đông – Xuân khi thời tiết giá lạnh. Vì vậy, mỗi năm bạn chỉ nên giặt khoảng 2 – 3 lần để loại bỏ các vết bẩn trên ruột chăn và ngăn chặn sự hình thành, phát triển của vi khuẩn gây bệnh, côn trùng nhỏ.
Thay vì giặt nhiều lần thì bạn nên thường xuyên phơi ruột chăn ở ngoài trời, ở nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn và mầm mống gây bệnh tích tụ bên trong.
1.2. Bí quyết giặt ruột chăn bông tại nhà đơn giản, nhanh khô
Mặc dù giặt ruột chăn không đơn giản nhưng nếu biết cách thì việc này trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Hãy áp dụng những bí quyết dưới đây để giúp công việc giặt chăn bông nhẹ nhàng tại nhà.
- Kiểm tra chất liệu chăn để xem có thể giặt máy hay giặt tay
Trước khi tiến hành giặt ruột chăn hay bất kỳ chiếc chăn, vỏ chăn nào thì điều đầu tiên cần làm là kiểm tra xem chất liệu của chăn có được giặt bằng máy hay không. Với nhiều loại chất liệu như lụa tơ tằm, gấm…thì không nên giặt máy, nó sẽ làm hỏng lớp vải, khiến bề mặt vải xù xì.
Những chất liệu khác như cotton, tencel, polyester, microfiber…có thể giặt được bằng máy giặt nhưng ở chế độ giặt phù hợp.
- Chỉ nên giặt một ruột chăn trong một lần giặt với máy
Nếu giặt ruột chăn bông bằng máy giặt thì chỉ nên giặt lần lượt từng cái một. Do ruột chăn bông có kích thước lớn và trọng lượng nặng hơn nhiều so với các loại vỏ chăn, ga, gối nên khi giặt không nên bỏ nhiều ruột chăn cùng lúc. Một mặt đảm bảo cho ruột chăn được giặt sạch hơn; mặt khác giúp máy giặt không phải hoạt động quá sức, đảm bảo tuổi thọ cho máy tốt hơn.
- Phân loại ruột chăn bông và vỏ chăn
Những chất liệu dễ bị phai màu như cotton thì cần được giặt riêng. Vỏ chăn và lõi chăn cũng nên được giặt riêng; vừa tránh được tình trạng bị loang màu, dính màu lẫn vào nhau gây mất thẩm mỹ, vừa để tránh cho lớp bông bên trong lõi chăn rơi ra ngoài bám dính lên bề mặt vỏ chăn.
- Kiểm tra cân nặng của ruột chăn bông trước khi giặt
Nhớ kiểm tra trọng lượng của chăn trước khi giặt để chắc chắn rằng máy giặt của gia đình bạn có thể giặt được. Thông thường, những loại máy giặt từ 7kg trở lên là có thể giặt ruột chăn bông.
Nếu ruột chăn bông quá nặng, quá lớn và không thể bỏ vào túi giặt thì tốt nhất nên mang chăn ra ngoài tiệm giặt là để giặt khô. Mặc dù tốn kém chi phí hơn nhưng đảm bảo an toàn hơn và giặt sạch sẽ hơn.
- Giặt ruột chăn bông nhẹ nhàng khi giặt tay
Khi giặt bằng tay, không nên dùng chân đạp, giẫm mạnh lên chăn. Hãy tìm những chỗ bị ố vàng, xỉn màu, bám bẩn và vò nhẹ nhàng để làm sạch vết bẩn. Việc giẫm đạp lên ruột chăn sẽ khiến phần bông bị tơi, nát, giãn và xẹp xuống.
Để ruột chăn được giặt sạch hơn thì có thể ngâm với nước giặt, bột giặt trong thời gian 10 – 15 phút để chất bẩn được loại bỏ hiệu quả hơn.
- Kiểm tra ruột chăn kỹ càng trước khi cho vào máy giặt
Bên cạnh những bí quyết trên, hãy kiểm tra lõi chăn bông thật kỹ càng trước khi cho vào máy giặt. Loại bỏ bụi bẩn, các vật lạ bám dính trên ruột chăn như: tóc, lông thú cưng, mảnh kim loại, vật cứng…Vì chúng có thể khiến cho việc giặt giũ không được sạch, trường hợp xấu hơn là gây hư hỏng máy giặt nếu như có vật nhọn, sắc bên trong ruột chăn.
- Cần chọn đúng chương trình giặt chăn mền khi giặt ruột chăn bông
Ruột chăn bông không giống như những loại quần áo thông thường, nên khi giặt cần lựa chọn đúng chế độ, chương trình giặt. Nếu máy giặt nhà bạn có chế độ giặt chăn mền thì hãy chọn chế độ này để giặt ruột chăn bông.
- Tuyệt đối không lạm dụng chất tẩy rửa khi giặt ruột chăn
Một lưu ý khác khi giặt lõi chăn bông chính là không lạm dụng xà phòng, chất tẩy rửa. Tốt nhất nên cho một ít nước giặt để giặt sạch chăn và tạo hương thơm cho chăn. Nước giặt cũng có khả năng hòa tan tốt hơn, hạn chế khả năng tồn đọng và tích tụ bọt bên trong vải bông.
Không nên sử dụng những loại bột giặt tổng hợp có khả năng tẩy rửa mạnh. Nếu không có nước giặt thì chỉ nên dùng một ít bột giặt, xà phòng để đảm bảo máy giặt có thể hòa tan và làm sạch hết bọt xà phòng tối ưu nhất.
Để chắc chắn bột giặt và bọt xà phòng không còn tích tụ trên ruột chăn thì nên giặt ít nhất hai lần liên tiếp. Máy giặt sẽ xả nước và vắt sạch nước, bọt trong ruột chăn sạch hơn.
- Chọn chế độ vắt và sấy khô để giúp ruột chăn bông nhanh khô hơn
Hãy luôn chọn chế độ vắt khô và sấy khô để ruột chăn được khô ráo hơn
Máy sau khi giặt ruột chăn xong sẽ chuyển sang chế độ vắt và sấy. Hãy luôn chọn chế độ vắt khô và sấy khô để ruột chăn được khô ráo hơn. Một mẹo nhỏ dành cho các bạn là có thể bỏ hai quả bóng bàn vào bên trong máy sấy, bóng bàn sẽ giúp đánh phồng chăn lên.
Thêm vào đó, không khí bên trong được lưu thông tốt hơn, giúp ruột chăn được sấy khô ở mọi vị trí. Chăn vừa khô, vừa không bị xẹp bông.
1.3. Quy trình giặt ruột chăn bông bằng cách giặt bằng tay và giặt bằng máy
Như đã nói, ruột chăn bông có thể được giặt bằng hai phương thức là giặt tay và giặt máy. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy trình giặt lõi chăn bông theo hai cách này.
2. Các bước giặt ruột chăn bông bằng tay hiệu quả
Giặt chăn bằng tay mặc dù khá mất thời gian và công sức nhưng lại có hiệu quả cao trong việc giữ độ bền và tuổi thọ của chăn bông. Đối với phương pháp giặt tay, các bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
2.1. Bước 1: Tháo ruột chăn bông ra khỏi vỏ chăn, làm ướt ruột chăn bông trước khi giặt
Để giặt ruột chăn sạch hơn thì nên tháo vỏ chăn và ruột chăn ra, tách riêng với nhau để tiến hành giặt riêng từng loại. Khi đã tháo ruột chăn xong thì nên nhúng ướt toàn bộ ruột chăn. Giũ qua ruột chăn để làm trôi sạch bụi bẩn, tóc và lông thú cưng còn lại trên ruột chăn.
2.2. Bước 2: Pha loãng chất tẩy rửa, nước giặt hoặc hòa tan bột xà phòng
Các bạn hãy pha loãng nước tẩy rửa, nước giặt hoặc hòa tan bột xà phòng vào trong một chiếc chậu cỡ lớn, có thể chứa được ruột chăn. Nếu có bồn tắm có thể sử dụng bồn tắm thay cho chậu.
2.3. Bước 3: Giặt chăn với dung dịch nước giặt đã pha
Cho chăn vào bên trong chậu dung dịch nước giặt đã pha. Ngâm ruột chăn trong vòng 10 – 15 phút để chất bẩn được loại bỏ tốt hơn. Xác định những vị trí bị bẩn, ố vàng và vò sạch vết bẩn. Do ruột chăn nặng và lớn nên hãy vò từng chút một để không bị mất sức quá nhiều khi giặt.
2.4. Bước 4: Ép hết bọt có bên trong ruột chăn
Để việc xả nước được nhanh chóng và đảm bảo cho bọt được loại bỏ tối đa thì trước khi xả lại với nước, các bạn nên ép chặt, nén mạnh, vắt mạnh tay phần ruột chăn mới giặt để bọt được tiết ra bên ngoài tốt hơn. Ép hết nước bên trong càng nhiều càng tốt.
2.5. Bước 5: Xả lại với nước lạnh như thông thường
Xả ruột chăn bông với nước sạch nhiều lần để loại bỏ hết bột và bọt xà phòng còn tích tụ trong ruột chăn. Sau khi xả sạch thì cố gắng vắt thật khô nước bên trong đến mức tối đa. Tiếp đến là đem chăn đi phơi khô nơi thoáng mát, cao ráo và có ánh nắng mặt trời.
Chăn có thể bị giãn, nhão, chảy xệ nếu phơi bằng sào và dây phơi. Nên để ruột chăn trên mặt phẳng, trải đều để bông vải không bị xô, vón cục.
Lưu ý, không lấy bàn chải để đánh vết bẩn trên chăn; không ngâm chăn quá lâu hoặc qua đêm với chất tẩy rửa. Phơi chăn ở ngoài trời thông thoáng và khô ráo để chăn nhanh khô, không bị ẩm mốc, cho chăn thơm tho hơn.
3. Các bước giặt ruột chăn bông bằng máy giặt
Giặt ruột chăn bằng máy giặt là cách tiết kiệm công sức và thời gian cho nhiều gia đình hiện đại có vốn thời gian hạn hẹp. Khi giặt, các bạn thực hiện đúng theo quy trình sau:
3.1. Bước 1: Xác định trọng lượng và kích thước của chăn
Trước khi giặt, các bạn cần phải xác định trọng lượng và kích thước của chăn có phù hợp với máy giặt nhà mình hay không. Nếu như chăn không thể bỏ vào túi giặt thì tốt nhất không nên giặt chăn này bằng máy. Máy giặt sẽ không thể giặt được những loại chăn quá khổ. Hãy mang chăn ra tiệm giặt là để được giặt bằng những máy chuyên dụng.
3.2. Bước 2: Cuộn tròn ruột chăn và cho vào máy giặt
Khi đã xác định được kích thước, cân nặng thì sẽ bắt đầu giặt chăn. Trước hết, cuộn trong chăn lại, cho vào lồng giặt. Chỉ nên giặt một chiếc ruột chăn cho một lần giặt. Cho nước giặt vào bên trong và đậy nắp máy lại.
3.3. Bước 3: Khởi động máy và lựa chọn chương trình giặt phù hợp
Hầu hết các loại máy giặt hiện nay đều được thiết lập sẵn các chế độ giặt tự động, thông minh dành cho từng loại đồ dùng khác nhau. Trong đó, giặt chăn mền là chương trình dành riêng cho nhu cầu giặt chăn của các gia đình. Bạn chỉ cần lựa chọn chế độ giặt chăn mền khi giặt ruột chăn bông. Máy sẽ tự động giặt, xả và vắt khô theo quy trình có sẵn.
3.4. Bước 4: Phơi ruột chăn sau khi giặt xong
Hầu hết máy giặt sấy công nghiệp sẽ có chế độ sấy khô. Nếu sử dụng máy này, người dùng dường như chỉ cần lấy chăn ra và sử dụng luôn. Những máy giặt gia đình thường không có chế độ sấy khô mà chỉ dừng lại ở chế độ vắt khô nước.
Các bạn sẽ phải mang ruột chăn đi phơi để đảm bảo ruột chăn được khô ráo tối đa. Chọn vị trí cao ráo, thoáng mát và có ánh nắng mặt trời để phơi ruột chăn, giúp chăn khô nhanh hơn và khô 100%, tránh ẩm mốc.
Giặt ruột chăn bông tại nhà là cách mà các bà nội trợ lựa chọn để tiết kiệm chi phí cho gia đình. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm bí quyết hay giúp giặt ruột chăn trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn.
Nhiều người không khỏi thắc mắc ruột chăn bông có giặt được không và giặt ruột chăn bông như thế nào để nhanh khô mà không cần mất nhiều thời gian giặt giũ. Đây là vấn đề mà các bà nội trợ vô cùng quan tâm, thường xuyên nhờ sự tư vấn và hỗ trợ từ Nội Thất Bích Thủy .
Vì vậy, trong bài viết này, Nội Thất Bích Thủy sẽ chia sẻ với các bạn bí quyết giặt ruột chăn tại nhà vừa đơn giản, vừa tiết kiệm thời gian lại nhanh khô ráo. Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn chưa biết cách giặt chăn bông đúng nhé!
noithatbichthuy
Chiếc giường là nơi mỗi ngày bạn dành đến ⅓ thời gian để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy giường ngủ không chỉ được bài trí ở nơi phù hợp mà còn phải an toàn, sạch sẽ, đảm bảo thoải mái nhất cho người dùng.Tủ đồ cũng là vật dụng quan trọng để đựng quần áo , chăn màn luôn ngăn nắp và sạch sẽ.
Trên mỗi chiếc giường , tủ gỗ bạn đang sử dụng có đến hàng triệu vi khuẩn, bụi bẩn mà mắt mắt thường không thể nhìn thấy được. Đó có thể là mối nguy hại đe dọa đến sức khỏe của bạn và các thành viên trong gia đình.
Vệ sinh giường ,tủ gỗ đúng cách sẽ giúp loại bỏ đi bụi bẩn và vi khuẩn, tạo nên một không gian phòng ngủ thoải mái dễ chịu cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
noithatbichthuy
Vệ sinh nệm lò xo là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng để đảm bảo nâng cao độ bền và giữ cho không gian ngủ sạch sẽ. Việc vệ sinh đệm lò xo định kỳ cũng là một trong những yếu tố giúp hạn chế các tác nhân gây hại cho sức khỏe con người. Giặt nệm lò xo như thế nào là đúng cách cùng Nội Thất Bích Thủy tham khảo tất cả những thông tin trong việc làm sạch nệm lò xo nhé !
noithatbichthuy
Vệ sinh gối ngủ , đệm cao su định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo độ sạch sẽ, an toàn cho sức khỏe của người nằm. Tuy nhiên, với những người sử dụng gối - đệm cao su, họ luôn phân vân, tự hỏi rằng: “gối - đệm cao su có giặt được không“, nếu có thì nên giặt thế nào để không ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm ? Hãy cùng Nội Thất Bích Thủy vệ sinh gối - đệm cao su đúng cách nhé !
noithatbichthuy
Phải chăng việc giặt chăn ga gối là một điều phiền phức đối với bạn? Bạn nghĩ việc giặt chăn tại nhà chỉ làm tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả? Rất có thể là do bạn đang sử dụng sai cách vệ sinh chăn ga gối đấy. Hãy xem ngay bài viết sau đây, Nội Thất Bích Thủy sẽ hướng dẫn cho bạn cách giặt chăn ga sạch sẽ thơm tho cực kỳ đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
noithatbichthuy
mẹo vặt
Tổng hợp tin tức về đồ gia dụng và các mẹo vặt gia đình